-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nhân sâm (ginseng) là gì? Tác dụng, cách dùng nhân sâm, ai không nên dùng?
08:09 14/08/2021
Nhân sâm là một loại thảo dược, thảo mộc quý giá từ mà từ xa xưa đã được các thầy thuốc coi trọng với những công dụng tuyệt vời. Cùng chuyên mục Mẹo vào bếp tìm hiểu tác dụng của nhân sâm, cách dùng và những người không nên dùng nhân sâm nhé!
1. Nhân sâm là gì?
Đặc điểm của nhân sâm
Nhân sâm (ginseng) hay được gọi tắt là sâm, sở dĩ có tên nhân sâm vì các củ sâm có hình dáng giống như hình người. Cây sâm được trồng hoặc tự mọc trong tự nhiên, thân thấp, không có cành nhánh mà chỉ có cuống lá, có hoa màu đỏ và có khả năng kết trái tạo thành hạt giống.
Nhân sâm là một trong tứ đại danh dược gồm: nhân sâm, nhung hươu, quế và phụ (rễ cây đương quy). Đây là bốn loại thuốc quý từ xa xưa đã được Y học cổ truyền coi trọng và ngày nay các nhà khoa học còn khám phá ra nhiều công dụng hơn.
Các loại cây nhân sâm
Trên thị trường hiện nay tồn tại 4 loại nhân sâm phổ biến là: nhân sâm tươi (củ nhân sâm được thu hoạch và làm sạch), bạch sâm, hồng sâm và hắc sâm.
Bạch sâm
Đây là những củ sâm không đạt chuẩn để làm hồng sâm, công đoạn chế biến bạch sâm không hề cầu kì, phức tạp.
Sâm bị sứt vỏ, màu sắc không đều hoặc hình dáng không được đẹp sẽ được thu hoạch, mang về rửa sạch đất cát, chần qua nước sôi và tẩm đường, rồi đem phơi hoặc sấy khô đến khi lượng nước trong củ giảm còn dưới 14%.
Sau khi chế biến, sâm có màu trắng ngà, có mùi thơm dễ chịu và có vị đắng đặc trưng lẫn với vị ngọt dịu.
Hồng sâm
Loại sâm này được tuyển lựa kỹ lưỡng từ những củ sâm tươi, phải đáp ứng được một số yêu cầu về hình dáng cũng như chất lượng.
Những củ nhân sâm tươi được lựa kĩ sẽ được đem hấp rồi sấy qua 3 – 4 lần cho đến khi lượng nước bên trong giảm xuống còn dưới 14%. Sau đó, sâm được đưa vào máy soi xem có bị hỏng bên trong không và được đưa vào máy ép để tạo hình.
Cuối cùng, thành quả là củ sâm có màu hồng nhạt (nên được gọi là hồng sâm), vị ngọt và hơi đắng.
Hồng sâm được đánh giá tốt hơn bạch sâm, không chỉ giữ được toàn vẹn các chất dinh dưỡng vốn có mà trải qua quá trình chế biến, hồng sâm còn có thêm nhiều phẩm chất quý giá hơn.
Hắc sâm
Nếu hồng sâm là những củ sâm tươi được trải qua khoảng 3 - 4 lần công đoạn hấp - sấy thì hắc sâm phải trải qua công đoạn hấp - sấy liên tục 9 lần trong 5 ngày, cùng với nhiều loại thảo dược quý.
Bởi vì thời gian chế biến lâu dài, hắc sâm có những công dụng mạnh hơn, mang trong mình những đặc tính tăng cường cho sức khỏe vượt trội hơn so với các sản phẩm nhân sâm khác.
So sánh nhân sâm tươi, bạch sâm, hồng sâm và hắc sâm
Nhân sâm tươi | Bạch sâm | Hồng sâm | Hắc sâm | |
Số năm tuổi | 6 năm | 6 năm | 6 năm | 6 năm |
Cách chế biến | Không qua chế biến | Tẩm đường, sấy khô | Hấp, sấy (3,4 lần) | Hấp, sấy (9 lần) |
Hàm lượng Saponin | 18 | Hàm lượng Saponin thấp hơn hồng sâm | 34 | 102 (gấp 3 lần hồng sâm) |
Hình dáng | Tất cả hình dáng | Củ có màu sắc vỏ không đồng đều, hình dáng không đẹp hoặc bị sứt vỏ | Nguyên củ hoặc cắt lát, có màu hồng hoặc đỏ hồng | Nguyên củ hoặc cắt lát, có màu đen. |
Độ phổ biến | Phổ biến | Hiếm | Phổ biến | Hiếm |
2. Tác dụng của nhân sâm
Nhân sâm có những tác dụng quý giá làm nên giá trị của củ nhân sâm mà hiếm có loại thực vật nào có được.
Chứa chất chống oxy hoá giúp giảm viêm
Chiết xuất nhân sâm chứa ginsenoside, đây là hợp chất quan trọng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
Có lợi cho hệ thần kinh
Các nghiên cứu cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, những hợp chất này có đóng vai trò tích cực trong việc chữa trị bệnh Alzheimer.
Cải thiện các triệu chứng của rối loạn cường dương
Nhân sâm, nhất là hồng sâm, từ lâu đã là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để điều trị rối loạn cường dương ở nam giới.
Nhân sâm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến dương vật, do đó đàn ông sử dụng nhân sâm thường xuyên sẽ cải thiện được sức khỏe sinh lý.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong nghiên cứu trên bệnh nhân bị ung thư dạ dày, nhân sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau hóa trị, làm cho bệnh nhân đỡ thấy mệt mỏi, đau đớn hơn và giảm tác dụng phụ của hóa chất.
Ngoài ra, chiết xuất nhân sâm còn là "cánh tay phải" đắc lực của hệ miễn dịch, giúp tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.
Chống lại bệnh ung thư
Ginsenosides trong nhân sâm ngoài tác dụng chống oxy hóa còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.
Chống lại mệt mỏi
Nhân sâm giúp bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Bệnh nhân ốm yếu và những người hoạt động thể chất nếu được sử dụng nhân sâm sẽ mau chóng lấy lại sức khỏe hơn.
Giảm lượng đường máu
Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng isulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Ngăn ngừa cảm cúm
Nghiên cứu cho thấy nhân sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm hợp bào hô hấp (RSV).
Chiết xuất của nhân sâm khi đi vào bên trong cơ thể giúp các tế bào biểu mô phổi có sức sống mạnh mẽ hơn khi bị nhiễm virus cúm khiến cơn bệnh đi qua nhanh hơn.
3. Cách sử dụng nhân sâm tươi
Nhân sâm có những cách sử dụng phổ biến như sau:
Ngâm rượu nhân sâm
Nhân sâm tươi mua về bạn ngâm với rượu trắng 45 độ theo tỉ lệ: 100 - 120gr sâm tươi với 1 lít rượu. Cho sâm nguyên củ vào bình và đổ rượu vào cho ngập sâm. Sau khi ngâm khoảng 3 tháng là đem ra dùng được.
Mỗi ngày uống một ly nhỏ rượu sâm rất tốt cho sức khỏe, giúp cho da dẻ trở nên hồng hào và sức khỏe dẻo dai hơn.
Nhân sâm ngâm mật ong
Bạn cắt lát mỏng nhân sâm, cho sâm vào hũ rồi đổ mật ong sao cho đầy hũ đựng và ngâm trong 1 tháng. Sau đó, mỗi ngày bạn dùng 1 lát là được. Ăn trực tiếp sâm ngâm mật ong hoặc pha trà để uống.
Dùng nhân sâm theo cách này có tác dụng cải thiện sức đề kháng, chống lão hóa, làm đẹp da, kích thích sản sinh testosterone,...
Pha trà nhân sâm
Cắt nhân sâm khô thành những lát mỏng rồi cất vào hũ hoặc lọ để bảo quản. Khi dùng bạn chỉ cần lấy 1 lát cho vào ấm pha trà, rót nước sôi vào rồi đậy nắp. Để khoảng 5 - 10 phút, sau đó rót ra uống dần thay trà hàng ngày.
Khi uống hết, bạn có thể tiếp tục cho nước sôi vào hãm thêm vài lần nữa cho đến khi trà sâm không còn vị nữa. Phần bã bạn không nên bỏ đi luôn mà hãy nhai kĩ, nuốt lấy nước rồi bỏ bã.
Sắc nhân sâm uống
Bạn có thể sắc nhân sâm uống theo 1 trong 2 cách sau:
Lấy cỡ 2 - 3 lát sâm rồi đem đi sắc với 1 - 1.5 lít nước trong 20 phút. Cuối cùng thêm 1 muỗng canh đường vào quậy tan, để nguội, chia uống nhiều lần, nhai nuốt cả cái để có tác dụng tốt hơn.
Cháo nhân sâm
Lấy 1 - 2 lát sâm cắt mỏng sắc kỹ lấy nước. Dùng nước này đem nấu với 300gr gạo cho chín nhừ.
Cháo sâm dùng cho người bị bệnh đường tiêu hóa mãn tính, người già sức khỏe suy kiệt và bị rụng nhiều răng.
Ngậm tan
Hồng sâm hoặc bạch sâm bạn mua về cắt lát mỏng rồi bỏ vào lọ hoặc hũ để bảo quản. Mỗi lần lấy 1 lát ngậm trong miệng. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã, mỗi ngày dùng 3 – 4 lát.
Dùng sâm như vậy sẽ tốt cho người bị bệnh lâu ngày, ăn uống kém, hơi suy yếu và người bị suyễn.
4. Những ai không nên dùng nhân sâm
Nhân sâm tốt nhưng không phải ai cũng dùng được, chúng ta nên thận trọng khi dùng nhân sâm. Nhân sâm này không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:
- Người khỏe mạnh.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp.
- Người có tiền sử bị bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc.
- Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc rối loạn đông máu.
- Người đang dùng các thuốc có thành phần chống loạn thần hoặc chống đông máu.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
- Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.